Công nghệ VAR tác động gì tới trận Việt Nam - Nhật Bản ~ Lắp Đặt Phòng Game

Wednesday, January 23, 2019

Lần đầu tiên VAR được sử dụng tại Asian Cup, có thể ảnh hưởng đến các quyết định công nhận bàn thắng, phạt đền, thẻ đỏ...

Công nghệ VAR (Video Assistant Referees - trợ lý trọng tài qua video) sẽ bắt đầu được sử dụng từ vòng tứ kết. Theo FoxSportsAsia, đây là sự bổ sung lớn cho giải đấu giai đoạn này, trong đó cuộc so tài giữa Việt Nam và Nhật Bản diễn ra vào 20h hôm nay sẽ là trận mở màn cho VAR tại giải vô địch châu lục.

Christopher Beath của Australia là trợ lý trọng tài qua video đầu tiên tại Asian Cup, cùng hai trợ lý Muhammad Taqi Bin Jahari từ Singapore và Paolo Valeri của Italy. Tuy nhiên, VAR đã được thử nghiệm thông qua các trận đấu trước đó tại Asian Cup 2019.

Bên trong phòng điều khiển VAR. Ảnh: FoxSportsAsia.

Bên trong phòng điều khiển VAR. Ảnh: FoxSportsAsia

VAR được trang bị tại bốn địa điểm diễn ra trận tứ kết, gồm Sân vận động Thành phố Thể thao Zayed, Sân vận động Mohammad Bin Zayed ở Abu Dhabi, Sân vận động Hazza Bin Zayed ở Al Ain và Sân vận động Al Maktoum ở Dubai (trận Việt Nam - Nhật Bản).

Ngày 22/1, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) tổ chức hướng dẫn cụ thể về cách áp dụng VAR cho các đội vào tứ kết Asian Cup 2019. Thầy trò Park Hang-seo cũng được giải thích rõ về các ký hiệu, điều luật và cách xử lý của trọng tài. Trong khi đó, Nhật Bản đã trải nghiệm công nghệ này từ World Cup 2018.

Có bốn trường hợp sử dụng hỗ trợ công nghệ VAR, gồm các tình huống công nhận hay không công nhận bàn thắng, quyết định phạt đền hay không phạt đền, nhận dạng nhầm và thẻ đỏ trực tiếp. Theo các chuyên gia, VAR sẽ làm thay đổi cách chơi của cầu thủ bởi những tình huống phạm lỗi, đánh nguội hay việt vị sẽ được camera ghi lại đầy đủ. Tuy nhiên, VAR chỉ hỗ trợ cho trọng tài chính trên sân và chỉ người này mới được đưa ra quyết định cuối cùng.

Trọng tài sử dụng VAR tại World Cup 2018. Ảnh: Yahoo.

Trọng tài sử dụng VAR tại World Cup 2018. Ảnh: Yahoo

Công nghệ trợ lý trọng tài qua video sẽ giám sát từng quyết định của "vị vua áo đen" và sẽ thông báo khi có sự cố cần xem xét. Nếu trọng tài thấy cần thiết có thể yêu cầu xem VAR. Trong khi đó, các đội không được gây áp lực lên trọng tài để sử dụng công nghệ này. Khi VAR gặp sự cố, trận đấu sẽ diễn ra mà không có sự trợ giúp của công nghệ, giống như các màn so tài trước vòng tứ kết.

Hệ thống VAR gồm một phòng điều khiển với các trọng tài ngồi bên trong để quan sát hình ảnh truyền về từ nhiều máy quay. Nhờ vậy, họ có đủ góc độ để đánh giá tình huống trên sân. Các trọng tài trong phòng có thể liên hệ trực tiếp với trọng tài chính trên sân qua micro kết nối bằng sóng radio. Trọng tài chính xem lại tình huống qua một buồng riêng ở ngoài đường biên.

Tại World Cup 2018, nước chủ nhà Nga sử dụng hệ thống thông tin được truyền về từ 33 camera khác nhau, trong đó có 8 camera quay chậm và 6 camera quay siêu chậm tại mỗi sân vận động. Hệ thống cũng truy xuất thông tin từ hai camera chuyên để bắt việt vị, được bố trí nhằm hỗ trợ riêng cho đội ngũ trợ lý trọng tài.

Đình Nam

0 nhận xét:

Post a Comment